Loading...

Vì sao tiền giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lê nin: Vì sao tiền giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ?


Phương tiện cất trữ là gì?

Là một trong bốn chức năng của tiền tệ, làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

Vì sao tiền giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ?


Vì sao tiền giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ

Mục đích của việc đưa tiền (tiền giấy) vào lưu thông trong xã hội là để tiền làm vật trung gian giúp cho sự trao đổi hàng hóa của mọi người cho nhau được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện thông qua các hoạt động mua bán trên thị trường, và qua đó sẽ giúp cho sự hoạt động, tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ở đây bạn cũng cần lưu ý rằng nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là hệ quả (chứ không phải là mục đích) của việc đưa tiền vào lưu thông.

Dùng tiền (tiền giấy) làm vật trung gian giúp cho sự trao đổi, trước hết mọi người sẽ đem hàng hóa (hay dịch vụ) mà mình có để bán đổi lấy tiền, sau đó mọi người sẽ dùng số tiền vừa có được đó để mua đổi lấy hàng hóa (hay dịch vụ) khác mà mình cần. Hai quá trình bán và mua đó diễn ra tuần tự riêng biệt nhau, cách nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian cách nhau giữa việc bán và mua đó chính là khoảng thời gian cất trữ và lưu thông của tiền giấy. Mọi người cất trữ tiền giấy cũng tức là mọi người tạm thời chưa muốn dùng tiền giấy để đổi lấy hàng hóa (hay dịch vụ) mà họ chưa thật sự cần.

Tiền giấy là một loại tem phiếu đặc biệt, một loại giấy nợ đặc biệt của xã hội (các DNTM) đối với những người sở hữu nó. Mọi người cất trữ tiền giấy cũng là một cách thức gián tiếp để cất trữ hàng hóa, của cải, tài sản tạm thời chưa dùng đến của mình; và những hàng hóa, của cải, tài sản này đang được các DNTM tạm thời cất trữ và giữ hộ cho những người đang sở hữu, nắm giữ tiền giấy.
Trong ngắn hạn, tiền giấy vẫn luôn có khả năng thực hiện được chức năng cất trữ nếu như người dân vẫn có được niềm tin và tin tưởng vào giá trị (sức mua) của nó.
Trong dài hạn, nếu tiền giấy bị lạm dụng phát hành ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài, thì sẽ dẫn đến lạm phát, giá cả hàng hóa tăng lên, giá trị sức mua của tiền giấy sẽ bị sứt mẻ và giảm sút. Do bị thiệt hại vì giá trị sức mua của tiền giấy bị giảm sút, người dân sẽ không còn muốn cất trữ tiền giấy trong dài hạn nữa mà họ sẽ chuyển tiền giấy sang thành các loại tài sản khác có giá trị bền vững hơn theo thời gian như vàng, bạc, bất động sản,….

Tóm lại, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, nếu tiền giấy được phát hành ra và đưa vào lưu thông chỉ với mục đích duy nhất là để tiền giấy làm vật trung gian trao đổi, giúp cho sự trao đổi hàng hóa của mọi người cho nhau trong xã hội, không lạm dụng phát hành tiền giấy ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài, thì tiền giấy sẽ vẫn luôn có được khả năng thực hiện chức năng cất trữ một cách ổn định, lâu dài và bền vững, túi tiền của người dân sẽ không bị suy giảm giá trị sức mua theo thời gian.

Còn nữa...



Tác giả: Nguyễn Văn Thoáng / Hocluat.vn


Các tìm kiếm liên quan đến Vì sao giấy không thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ
Sự khác nhau giữa tiền giấy và tiền vàng, bạc
Tiền giấy có thực hiện được chức năng cất trữ không?
tại sao tiền giấy không có giá trị thực
tiền giấy thực hiện được những chức năng nào của tiền tệ
chức năng của tiền giấy
vì sao vàng đắt hơn sắt
tại sao tiền giấy không thực hiện được chức năng cất trữ
tiền giấy là gì
tại sao không nên cất trữ tiền giấy
tiền giấy có những chức năng gì
Có thể bạn sẽ thích
Loading...
avatar

2/18/2017, 06:50

Tiền Việt Nam mình lạm phát do in nhiều tiền mà không có vàng tượng trưng cho số tiền đó ! mà vàng là khoáng sản của một quốc gia ! Vậy em xin hỏi ở Trung Quốc khoáng sản bao la , mà vẫn lạm phát ! Còn Singapore thì đất nước nhỏ bé ít tài nguyên nhưng giá trị tiền tệ cao ! Hy vọng sớm nhận được câu trả lời từ anh Thoáng
Nguyễn Văn Thoáng

2/18/2017, 07:25

Nguyen Cao Dung wrote:Tiền Việt Nam mình lạm phát do in nhiều tiền mà không có vàng tượng trưng cho số tiền đó ! mà vàng là khoáng sản của một quốc gia ! Vậy em xin hỏi ở Trung Quốc khoáng sản bao la , mà vẫn lạm phát ! Còn Singapore thì đất nước nhỏ bé ít tài nguyên nhưng giá trị tiền tệ cao ! Hy vọng sớm nhận được câu trả lời từ anh Thoáng

Chào bạn Nguyen Cao Dung,
Vấn đề lạm phát của một đất nước không cần phải phụ thuộc vào việc đất nước đó có nhiều tài nguyên khoáng sản vàng, bạc,… hay không. Như Singapore, Nhật bản,…, tuy là một đất nước nhỏ, không có nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng là một nước giàu có, họ ít khi bị thâm hụt ngân sách. Chính phủ họ không có/hiếm khi có ý nghĩ sẽ in tiền để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Chỉ cần không in tiền ra để tiêu xài– chỉ nội điều đó thôi cũng đã cứu giúp cho họ hạn chế và giảm được rất nhiều sự ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế của đất nước họ rồi.
Đồng tiền của bất cứ một quốc gia nào, dù đất nước đó nhỏ hay lớn, cũng đều có thể trở thành một đồng tiền (ngoại tệ) mạnh, miễn rằng đồng tiền của đất nước đó chỉ được in ra đưa vào lưu thông chỉ với mục đích duy nhất là để TIỀN làm chức năng phương tiện trao đổi, giúp cho sự trao đổi mua bán hàng hoá, ngoài ra không được lợi dụng sử dụng nguồn tiền phát hành cho bất cứ mục đích nào khác.
Tiền phát hành ra chỉ nên được đưa vào lưu thông thông qua kênh cho các doanh nghiệp thương mại vay- để tiền thực hiện chức năng trao đổi hàng hoá, giúp cho sự mua bán, trao đổi hàng hoá của mọi người trong xã hội.
Không được lợi dụng dùng trực tiếp nguồn tiền phát hành để phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng,… Mà cần phải dùng nguồn tiền gián tiếp (sau khi được đưa vào lưu thông từ các DNTM) để phát triển sản xuất, bù đắp cho ngân sách, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng,…để luôn đảm bảo sự cân đối Tiền- Hàng, giữ vững và ổn định giá trị đồng tiền.

Chỉ cần tuân thủ theo cách thức đơn giản như vậy thôi là sẽ thành công, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ được giữ vững, ổn định và sẽ trở thành đồng tiền (ngoại tệ) mạnh, có giá trị vững chắc không thua kém bất cứ đồng tiền nào khác trên thế giới. Không nhất thiết phải là đồng tiền của quốc gia lớn, có nhiều tài nguyên khoán sản, thì mới có thể trở thành đồng tiền (ngoại tệ) mạnh được.
avatar

2/18/2017, 07:34

Em đã đọc được nhiều bài viết của anh, nó rất hay va bổ ích cho việc học của em. Cảm ơn anh rất nhiều <3
avatar

2/18/2017, 11:19

Mình muốn biết tiền giấy có sự khác biệt như thế nào so với các loại tiền khác (vàng, bạc)
avatar

2/18/2017, 14:33

Tôi có đọc qua một tài liệu có đề cập đến quy luật lưu thông tiền tệ.
Trong tài liệu này có đoạn viết “Công dân không nên giữ tiền mặt nhiều mà nên tích cực gửi tiết kiệm vào ngân hàng góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, vừa ích nước lợi nhà” Vậy bạn có thể giúp tôi giải thích điều này được không?
Nguyễn Văn Thoáng

2/18/2017, 14:59

Nguyễn Xuân Nam wrote:Mình muốn biết tiền giấy có sự khác biệt như thế nào so với các loại tiền khác (vàng, bạc)

Bạn tham khảo bài này nha: Sự khác nhau giữa tiền giấy và tiền vàng, bạc

Thomas Nguyen wrote:Tôi có đọc qua một tài liệu có đề cập đến quy luật lưu thông tiền tệ. 
Trong tài liệu này có đoạn viết “Công dân không nên giữ tiền mặt nhiều mà nên tích cực gửi tiết kiệm vào ngân hàng góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, vừa ích nước lợi nhà” Vậy bạn có thể giúp tôi giải thích điều này được không?

Điều đó có thể được giải thích như sau:
1- Tích cực gửi tiền vào ngân hàng góp phần tăng mức lưu thông tiền tệ, vừa ích nước vừa lợi nhà:
Ngân hàng tiết kiệm là tổ chức trung gian tín dụng, vừa là người đi vay vừa là người cho vay, đi vay để cho vay. Gửi tiền vào ngân hàng, người gửi sẽ được hưởng lãi suất tiền gởi, đồng thời sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để cho các tổ chức, cá nhân khác vay để tiêu dùng hay phát triển sản xuất, xây dựng cơ bản, dịch vụ,… Từ đó làm tăng tốc độ quay của đồng tiền, cũng tức là làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá, kích thích sản xuất cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển. Vì vậy việc tích cực gởi tiền vào ngân hàng của bạn sẽ giúp ích cho chính bạn, cho những người khác, cho xã hội cũng như cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
2- Công dân không nên giữ tiền mặt nhiều mà nên tích cực gửi tiết kiệm vào ngân hàng góp phần làm hạn chế lạm phát:
Cho đến nay, lạm phát vẫn là mối đe dọa thường xuyên đối với sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới. Tại các nước trên thế giới, tiền tệ (tiền giấy) được đưa vào lưu thông, đồng tiền được tự do lưu thông trong xã hội nhưng dòng tiền không bị kiểm soát, nên lạm phát không chỉ là do việc phát hành đưa ra quá nhiều tiền vào lưu thông mà còn phụ thuộc vào tốc độ lưu thông/vòng quay của đồng tiền. Mà tốc độ lưu thông/vòng quay của đồng tiền phụ thuộc quan trọng vào tâm lý của người dân.
Trong thời kỳ lạm phát cao, tâm lý người dân rất không ổn định. Tâm lý của người dân, niềm tin của người dân vào giá trị đồng tiền càng giảm xuống thì tốc độ lưu thông/vòng quay của đồng tiền càng tăng lên, khuếch đại lên làm cho lạm phát tăng lên nhanh chóng. Do giá cả hàng hoá tăng lên liên tục, đồng tiền bị mất giá liên tục, người dân không còn niềm tin vào giá trị đồng tiền, không còn muốn giữ tiền mặt trong tay hay gửi ngân hàng mà chỉ muốn chuyển nó ngay thành hàng hoá (hay vàng, ngoại tệ, bất động sản,…) với mong muốn để giảm thiệt hại và để tự bảo vệ lợi ích kinh tế (nguồn sống) cho chính mình.
Tốc độ lưu thông/vòng quay của đồng tiền bị tâm lý người dân (do lo sợ sự mất giá của đồng tiền) khuếch đại làm tăng lên rất nhanh, làm cho hàng hoá ngày càng nhanh chóng trở nên khan hiếm, càng làm cho lạm phát phi mã tăng lên rất nhanh. Lạm phát lúc này tăng lên nhanh là do tâm lý người dân mà điểm khởi phát ban đầu là do trước đó tiền giấy đã được phát hành đưa ra quá nhiều vào lưu thông gây ra.
Trong thời kỳ lạm phát, ngân hàng phải tăng lãi suất (lãi suất cần phải cao hơn tỷ lệ lạm phát) để thu hút tiền vào ngân hàng, để giữ tiền lại tại ngân hàng, kìm hãm tốc độ lưu thông/vòng quay của đồng tiền, ổn định tâm lý người dân, giảm áp lực/sức ép của tiền tệ lên hàng hoá, từ đó kìm chế, hạn chế được việc tăng giá cả hàng hoá, hạn chế lạm phát.
Vì vậy, công dân không nên giữ tiền mặt nhiều mà nên tích cực gửi tiết kiệm vào ngân hàng để góp phần hạn chế lạm phát.
3- Tiền được gửi vào ngân hàng (hay mua công trái, trái phiếu) sau đó sẽ được dùng để tiêu xài, đầu tư, nhưng có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn, dự án đầu tư có thể bị thất bại, không hiệu quả. Có dự án này thành công, dự án khác không thành công. Nhưng điều quan trọng là nhờ có nguồn tiền gửi ngân hàng hay mua công trái, trái phiếu của người dân mà Chính phủ và xã hội sẽ có nguồn vốn để đầu tư. Nhờ vậy Chính phủ sẽ không cần phải in tiền ra để đầu tư hoặc cho vay để đầu tư. Nhờ đó (không in tiền ra để đầu tư, tiêu xài) mà không gây ra lạm phát.
Việc gửi tiền vào ngân hàng (hay mua công trái, trái phiếu) của người dân vì vậy vẫn luôn có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế lạm phát.
Thân.
avatar

2/18/2017, 16:44

Chao b, trong che do tien te khong chuyen doi ra vang co ban vi la suc mua hang hoa dich vu thi co khac gi so voi tien giay bat kha hoan khong? Neu co thi hai cai dinh nghia nay co gi khac nhau?
Cam on b!
avatar

2/18/2017, 23:59

Cảm ơn Thoáng Net rất nhiều, chúc blog của bạn ngày càng được nhiều người quan tâm, mến mộ và bạn sẽ có thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa.
Nguyễn Văn Thoáng

2/19/2017, 12:07

Hồng Vân wrote:Chao b, trong che do tien te khong chuyen doi ra vang co ban vi la suc mua hang hoa dich vu thi co khac gi so voi tien giay bat kha hoan khong? Neu co thi hai cai dinh nghia nay co gi khac nhau?
Cam on b!

Chào bạn Hồng Vân,
Như bạn đã biết, tiền giấy bản vị vàng là loại tiền giấy thay thế cho tiền bằng vàng mà người ta ký‎ gửi [tiền bằng vàng] tại ngân hàng. Người có loại tiền giấy này có thể đến nơi tiền giấy được đưa vào lưu thông (ngân hàng phát hành) để đổi lấy một số lượng vàng có giá trị tương ứng với con số giá trị ghi trên tờ tiền giấy vào bất cứ lúc nào họ cần. Chế độ tiền giấy bản vị vàng là hàng rào chống lại lạm phát, nó ngăn cản không cho phép Chính phủ tùy tiện in tiền giấy.
Nay mở rộng hơn, chúng ta sẽ mở rộng phát triển chế độ tiền giấy bản vị hàng hóa vàng thành chế độ tiền giấy bản vị hàng hóa chung (bản vị hàng hóa vàng mở rộng) cho tất cả các loại hàng hóa có trên thị trường (trong đó có vàng). Chúng ta sẽ lấy tất các loại hàng hóa có trên thị trường (trong đó có vàng) làm cơ sở cho tiền tệ, làm cơ sở cho việc đưa tiền vào lưu thông. Theo chế độ tiền giấy bản vị hàng hóa chung này, người có loại tiền này đều có thể đến nơi tiền được đưa vào lưu thông (các DNTM) để đổi ra hàng hóa có giá trị tương ứng với con số giá trị ghi trên tờ tiền giấy vào bất cứ lúc nào họ cần.
Vàng là một loại kim loại quý, hiếm và không có nhiều trong xã hội. Trong khi đó, dân số trong xã hội ngày càng tăng, nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và đa dạng, do đó đòi hỏi tiền- phương tiện vật trung gian trao đổi- cũng cần phải có ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa của mọi người cho nhau trong xã hội. Nhưng vàng lại không có nhiều, nên chế độ tiền giấy khả hoán bản vị vàng không thể đảm bảo có đủ số lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Do đó nó đã gây ra sự thiếu tiền, thiếu phương tiện trao đổi hàng hóa, gây ứ đọng hàng hóa, ách tắc trong quá trình lưu thông trao đổi hàng hóa, dẫn đến đình đốn sản xuất, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, gây ra suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế.
Chế độ tiền giấy bản vị hàng hoá chung sẽ khắc phục được nhược điểm trên của chế độ bản vị [hàng hóa] vàng, tiền tệ- phương tiện trung gian trao đổi- sẽ không còn bị thiếu tiền trong lưu thông. Nhờ đó việc trao đổi hàng hóa của mọi người cho nhau trong xã hội sẽ được dễ dàng, nhanh chóng, thông suốt, và không còn bị ách tắc. Hàng hóa sản xuất ra sẽ không còn bị ứ đọng do bị tình trạng thiếu tiền trong lưu thông (thiếu tính thanh khoản- mọi người đều có nhu cầu về các loại hàng hóa có trên thị trường nhưng lại không có tiền để mua), nền sản xuất sẽ không còn bị ngưng trệ và đình đốn. Chế độ tiền giấy bản vị hàng hoá chung này sẽ giúp phòng tránh và ngăn ngừa các cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế.
Tiền giấy bản vị hàng hóa chung này là loại tiền giấy khả hoán [hàng hóa], nó có khả năng hoán đổi tiền giấy ra thành hàng hóa vào bất cứ lúc nào tại nơi nó được đưa vào lưu thông (các DNTM). Nó không phải là loại tiền giấy bất khả hoán. Nó luôn có được hàng hóa tại nơi nó được đưa vào lưu thông (các DNTM) làm vật đối ứng đảm bảo giá trị đồng tiền. Cũng giống như chế độ bản vị [hàng hóa] vàng, chế độ bản vị hàng hóa chung này là hàng rào chống lại lạm phát, nó ngăn chặn không cho phép Chính phủ tùy tiện in tiền giấy ra để đầu tư, tiêu xài hoặc cho vay để đầu tư, tiêu xài, do đó sẽ không gây ra lạm phát.
Trong khi đó, tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bị cưỡng bức bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể đem tiền giấy đến nơi nó được đưa vào lưu thông (ngân hàng trung ương- ngân hàng phát hành và đưa tiền vào lưu thông) để đổi lấy vàng hay bạc hay một loại hàng hóa nào khác. Tiền giấy bất khả hoán không có được sự đảm bảo giá trị bằng vàng, bạc hay bất cứ một loại hàng hóa nào khác tại nơi nó được đưa vào lưu thông.
Chế độ tiền giấy bất khả hoán không ngăn chặn được việc Chính phủ chủ quan (dẫn đến tùy tiện) in tiền ra để đầu tư, tiêu xài hoặc cho vay để đầu tư, tiêu xài, do đó đã gây ra lạm phát. Chính chế độ tiền giấy bất khả hoán (các nước trên thế giới hiện đang sử dụng) là nơi khởi nguồn sản sinh ra lạm phát, sản sinh ra sự bấp bênh, bất ổn định, gây tâm lý bất an, rối loạn, và làm khủng hoảng nền kinh tế tài chính tiền tệ trong phạm vi của từng quốc gia, khu vực, cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Thân.
avatar

2/27/2017, 01:19

Bài phân tích rất hay, cảm ơn anh ạ
Please Enable Javascript!Enable JavaScript